Xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP là cơ sở để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng uy tín doanh nghiệp và tạo cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế. Quy trình xây dựng nhà máy gmp được thực hiện ở tất cả các giai đoạn, chủ đầu tư cần nắm rõ được các quy định thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm, cách thức áp dụng và vận hành tại từng cơ sở. Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thực tế sẽ rất khó triển khai, tốn kém chi phí thậm chí không đạt được chứng nhận CGMP như mong muốn. Hãy để Thái Dương chúng tôi giúp bạn.
Những tiêu chí để xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP
Nhà máy sản xuất mỹ phẩm cần có đầy đủ chứng nhận
Các chứng nhận do Bộ y tế cùng các cơ sở có thẩm quyền, chuyên môn ban hành, xác nhận không chỉ đảm bảo được chất lượng của đơn vị khi gia công mỹ phẩm mà còn củng cố niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Một số các chứng nhận mỹ phẩm cần thiết có thể kể đến như:
- Tiêu chuẩn cGMP (Cosmetic Good Manufacturing Practice): Tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm.
- Tiêu chuẩn ISO: Chứng nhận của tổ chức quốc tế trên phạm vi toàn thế giới. Các tiêu chuẩn thường được dùng trong ngành mỹ phẩm như ISO 22716, ISO 13485…
Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật trong gia công, sản xuất mỹ phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm là một trong những lĩnh vực rộng mở và không ngừng phát triển theo thời gian. Lượng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có khả năng thu lại lợi nhuận cao trong tương lai.
Tuy nhiên, mỹ phẩm là vật dụng tác động trực tiếp đến sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng. Đồng thời, tiềm năng kinh tế của ngành lớn kéo theo hàng loạt các quy định, yêu cầu khắt khe về việc kiểm tra chất lượng thành phẩm.
Các nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng các luật đã và đang ban hành đến thời điểm hiện tại, liệt kê và lưu ý các điểm quan trọng như quy chuẩn sản xuất, trang thiết bị được dùng, các chất cấm trong mỹ phẩm, công bố sản phẩm, quá trình xuất nhập hàng hoá… tránh tình trạng “thực hiện rồi mới biết” khi xây dựng nhà máy, xưởng gia công mỹ phẩm.
Trang thiết bị, hệ thống máy móc trong nhà máy sản xuất mỹ phẩm.
Kế đến là những yêu cầu áp dụng với hệ thống trang thiết bị, máy móc, cụ thể sẽ là:
- Những thiết bị chuyên dụng liên quan đến các công đoạn như tách chiết, chia thành phẩm… cần làm bằng chất liệu tốt để không bị ăn mòn hay tạp nhiễm các chất khác.
- Toàn bộ băng chuyền, đường ống, bề mặt có tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm cần vệ sinh định kỳ theo ca. Một vài vị trí đặc biệt thì tuân theo hướng dẫn từ nhà máy mỹ phẩm.
- Duy trì và tuân thủ nguyên tắc vệ sinh tay, làm sạch và khử trùng các thiết bị cầm tay. Đồng thời có động thái che chắn các vị trí quan trọng khỏi bụi bẩn và các vi sinh vật khác.
Nguồn gốc nguyên liệu
- Nguyên liệu tạo thành mỹ phẩm bao gồm cả nguyên liệu thô đầu vào và vật liệu đóng gói thành phẩm. Nhà máy cần xây dựng kho có hệ thống lưu trữ riêng biệt, tránh bẩn từ chỗ này lây nhiễm chéo sang chỗ khác. Và không bị tác động bởi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, vi khuẩn, nấm mốc, sinh vật lạ…
- Thùng/bao chứa vật liệu: Đóng gói kỹ và cất trên sàn tại vị trí khô ráo, sạch sẽ. Có dán nhãn thể hiện tên nguyên liệu, trạng thái sử dụng.
- Nguyên liệu thô cũng cần được lấy mẫu và kiểm tra, đảm bảo không nhiễm bẩn, đạt chuẩn đầu vào.
- Vật liệu đóng gói cần đáp ứng yêu cầu về thông số riêng, phù hợp với từng sản phẩm chuyên dụng.
- Kho nguyên liệu cần được kiểm tra chất lượng định kỳ
Ngoài 4 tiêu chuẩn quan trọng trên, những yêu cầu khác liên quan đến đội ngũ nhân viên, kiểm soát phòng thí nghiệm hay lập và lưu trữ hồ sơ cũng được đề cập đến. Đánh giá chung là việc xác định xây dựng nhà máy mỹ phẩm đạt chuẩn cGMP cực kỳ cần thiết. Nhưng những quy tắc dày đặc và khắt khe đi kèm khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là công ty mới thành lập cảm thấy khá hoang mang.