Bạn đang muốn xây dựng xưởng sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam những chưa biết hoặc nắm rõ quy định như thế nào để cho đủ điều kiện về mặt pháp lý để kinh doanh, như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và kèm theo cả chi phí phát sinh nữa. Để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất các bạn có thể tham khảo nội dung mà các chuyên viên tư vấn của Thái Dương hỗ trợ khách hàng như sau:
Sản xuất mỹ phẩm là gì?
Sản xuất mỹ phẩm hay gia công mỹ phẩm là dịch vụ mà đơn vị đặt hàng các đơn vị khác gia công sản phẩm của mình. Công ty, xưởng sản xuất mỹ phẩm sẽ sử dụng nguyên liệu, vật liệu và máy móc có sẵn để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng, thiết kế bao bì sản phẩm mỹ phẩm và quảng bá các thương hiệu mỹ phẩm.
Điều kiện về cơ sở vật chất đối với xây dựng xưởng sản xuất mỹ phẩm.
1. Nhân sự
- Cơ cấu tổ chức của một công ty sẽ có bộ phận sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm do những người khác nhau phụ trách; không ai chịu trách nhiệm trước ai.
- Trưởng bộ phận sản xuất phải được đào tạo thích hợp và có kinh nghiệm trong sản xuất mỹ phẩm. Trưởng bộ phận sản xuất có quyền và trách nhiệm quản lý việc sản xuất sản phẩm, bao gồm các quy trình thao tác, trang thiết bị, nhân sự sản xuất, khu vực sản xuất và hồ sơ tài liệu sản xuất.
- Trưởng bộ phận quản lý chất lượng phải được đào tạo thích hợp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Người này có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm về tất cả nhiệm vụ trong quản lý chất lượng, bao gồm việc xây dựng, kiểm duyệt và thực hiện tất cả các quy trình kiểm tra chất lượng. Người này cũng phải có quyền giao hoặc uỷ quyền cho nhân viên của mình khi cần thiết trong việc duyệt những nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm đó đạt tiêu chuẩn, hoặc loại bỏ nếu không đạt tiêu chuẩn thích hợp hoặc không được sản xuất theo đúng quy trình đó được duyệt trong những điều kiện sản xuất đó được xác định.
- Trách nhiệm và quyền hạn của những nhân sự chủ chốt cần được quy định rõ ràng.
2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng mà bất kỳ ai kinh doanh xưởng sản xuất mỹ phẩm đều đặc biệt quan tâm. Vị trí của nhà xưởng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn CGMP: khang trang, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi để đáp ứng nhu cầu của dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. Đồng thời, loại mỹ phẩm được sản xuất phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Quy trình xây dựng xưởng sản xuất mỹ phẩm
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
- Thông tin thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Mẫu yêu cầu đăng ký kinh doanh
- Điều lệ Doanh nghiệp
- Danh sách thành viên công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông công ty liên doanh
- Cung cấp bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên, cổ đông là cá nhân để chứng thực bản sao đăng ký kinh doanh của thành viên, cổ đông công ty. Đồng thời, cung cấp bản sao có chứng thực của giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
- Giấy ủy quyền cho công ty luật và các giấy tờ cần thiết khác
- Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mở nhà máy trụ sở chính.
- Thời gian: từ 3-6 ngày làm việc
- Kết quả: Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Thông tin đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài liệu được công bố bao gồm các thông tin được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Lưu ý: Theo quy định, bất kỳ đơn vị nào cũng không được xuất bản hoặc phát hành trong khoảng thời gian quy định. Nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu tem
- Các cơ quan có nhu cầu mở xưởng gia công mỹ phẩm mang thương hiệu cụ thể có thể ủy quyền cho công ty luật hoặc tự khắc dấu và thông báo việc sử dụng mẫu tem cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đơn vị có thể tự lựa chọn kiểu dáng, số lượng và nội dung con dấu, nhưng phải hiển thị tên và mã doanh nghiệp.
- Sau khi nhận được thông báo mẫu dấu, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy biên nhận cho tổ chức. Sau đó đăng thông báo doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thông báo phát hành dữ liệu mẫu tem.
Bước 4: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Điều kiện doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải tuân thủ:
- Cơ sở vật chất: Có địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng và trang thiết bị đầy đủ đáp ứng cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. kho chứa nguyên liệu thô nguyện liệu đóng gói và thành phẩm cần được tách biệt giữa các nguyên liệu thô nguyện liệu đóng gói. Ngoài ra, cần có khu vực riêng để bảo quản các nguyên liệu, sản phẩm dễ cháy, nổ, có độc tính cao,…
Kiểm tra chất lượng xây dựng xưởng sản xuất mỹ phẩm
1. Giới thiệu
- Kiểm tra chất lượng là khâu quan trọng của GMP. Kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng đồng nhất và phù hợp với mục đích sử dụng
- Cần thiết lập một hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm có chứa đựng các thành phần nguyên liệu với chất lượng và khối lượng đó xác định, được sản xuất trong những điều kiện thích hợp theo đúng quy trình thao tác chuẩn
- Kiểm tra chất lượng bao gồm lấy mẫu, kiểm soỏt và kiểm nghiệm đối với nguyên liệu ban đầu, trong quá trình sản xuất, sản phẩm trung gian, thành phẩm chờ đóng gói và thành phẩm. Trong trường hợp cần thiết, nó còn bao gồm các chương trình theo dõi môi trường, rà soát hồ sơ lô, chương trình lưu mẫu, nghiên cứu độ ổn định, và lưu giữ các tiêu chuẩn đúng của nguyên liệu ban đầu và sản phẩm
2. Tái chế
- Các phương pháp tái chế cần được đánh giá để đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Cần thực hiện thêm các kiểm nghiệm đối với thành phẩm qua tái chế.
3. Sản phẩm bị trả về
- Sản phẩm bị trả về cần được dán nhãn phân biệt và bảo quản riêng trong một khu vực tách biệt hoặc ngăn cách bằng các hàng rào di động như dây hoặc băng dây .
- Mọi sản phẩm bị trả về cần được kiểm nghiệm nếu cần, bên cạnh việc đánh giá về hình thức trước khi cho xuất để tái phân phối.
- Các sản phẩm bị trả về nếu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu cần bị loại.
- Sản phẩm bị trả về cần được xử lý theo các quy trình thích hợp.
- Hồ sơ của các sản phẩm bị trả về cần được lưu.
Khu vực bảo quản
- Khu vực bảo quản cần đủ rộng để bảo quản có trật tự các chủng loại nguyên vật liệu khác nhau và sản phẩm, ví dụ như nguyên liệu ban đầu, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm chờ đóng gói và thành phẩm, sản phẩm đang biệt trữ, đó được duyệt, bị loại, bị trả lại hay thu hồi
- Khu vực bảo quản cần được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo điều kiện bảo quản tốt. Khu vực bảo quản phải sạch sẽ, khô ráo và được bảo dưỡng tốt. Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt (nhiệt độ, độ ẩm), thì cần đảm bảo điều kiện đó và kiểm tra, giám sát thường xuyên
- Khu vực nhận và xuất hàng phải có khả năng bảo vệ nguyên vật liệu và sản phẩm không bị ảnh hưởng của thời tiết. Khu vực tiếp nhận cần được thiết kế và trang bị máy móc để có thể làm vệ sinh bao bì cho hàng nhận được trước khi đưa vào kho bảo quản.
Những hướng dẫn của chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn thực hiện các thủ tục pháp lý nhanh chóng và tiết kiệm hơn , trong trường hợp quý doanh nghiệp cần hỗ trợ về dịch vụ xin cấp giấy phép hay tư vấn những nội dung về mở công ty cụ thể hơn hãy gọi cho chúng tôi :
Công ty TNHH phát triển Thương mại & Xây dựng Thái Dương
Hotline : 0829 599 888
Zalo : 0974795785
Email: thaiduonggmp@gmail.com
Website: xaydungphongsach.com
Hà Nội : Số 02 lk-11b2, khu đô thị Mỗ Lao, Mộ Lao,Hà Đông, Hà Nội.
Tp HCM : 12/4 Phạm Thị Nghỉ, Ấp 6, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp. HCM
Nam Định : Yên Mỹ – Ý Yên – Nam Định